Ngộ độc nitrite và bệnh máu nâu ở trẻ sơ sinh

Trẻ em mới sinh ra nếu hấp thụ quá lượng nitrite sẽ có dấu hiệu bị ngộ độc methaemoglobineamia hoặc bị "hội chứng baby blue". Có thể gọi đây là ngộ độc nitrite và bệnh máu nâu ở trẻ sơ sinh

Trẻ em mới sinh ra nếu hấp thụ quá lượng nitrite sẽ có dấu hiệu bị ngộ độc methaemoglobineamia hoặc bị “hội chứng baby blue”. Có thể gọi đây là ngộ độc nitrite và bệnh máu nâu ở trẻ sơ sinh.

Bệnh máu nâu do nitrite (methaemoglobineamia) là gì?

Ion sắt II (Fe2+) có trong oxyhemoglobin bị oxy hóa thành sắt III (Fe3+) tạo thành methemoglobin. Methemoglobin không thể vận chuyển oxy, do đó nếu hàm lượng methemoglobin hoặc methaemoglobineamia vượt mức sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu và gây ra tình trạng tím tái.

Các triệu chứng của methaemoglobineamia là gì?

Khi bị ngộ độc nitrite và bệnh máu nâu ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu dễ nhận biết đó là: khó thở, tím tái, thay đổi trạng thái tinh thần, nhức đầu, mệt mỏi, không chịu được sự gắng sức (exercise intolerance), chóng mặt và mất ý thức (ngất xỉu). 200928 Khó

Việc tiêu thụ nitrate/nitrite có liên quan đến methaemoglobineamia như thế nào?

  • Các nitrate trong các loại rau tương đối không độc hại. Tuy nhiên, nitrate có thể chuyển đổi thành nitrite bởi enzyme và vi khuẩn do bảo quản và xử lý rau quả không đúng cách. Ngoài ra, nitrate có thể chuyển đổi thành nitrite trong cơ thể.
  • Khi lượng nitrite vượt quá mức sẽ xúc tiến quá trình oxy hóa sắt (Fe2+) có trong oxyhemoglobin thành sắt III (Fe3+) tạo thành methemoglobin. Methemoglobin không thể vận chuyển oxy trong máu, do đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy và gây ra tình trạng tím tái.
  • Trẻ sơ sinh hấp thụ quá lượng nitrite sẽ có dấu hiệu bị ngộ độc methaemoglobineamia hoặc bị ‘hội chứng baby blue’.

Tại sao có hiện tượng ngộ độc nitrite và bệnh máu nâu ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh có độ pH trong dạ dày cao hơn so với trẻ lớn hơn hoặc người lớn, dẫn đến sự gia tăng của vi khuẩn và chuyển đổi nitrate thành nitrite. Trẻ mới sinh đến dưới 6 tháng tuổi có nồng độ fetal hemoglobin (loại hemoglobin có trong bào thai, khác với hemoglobin ở người trưởng thành) cao hơn, nên dễ bị oxy hoá bởi nitrite. Cơ thể các bé cũng ít có khả năng khử methemoglobin về trạng thái bình thường như người lớn. Do đó, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) đã kết luận rằng các thực phẩm có chứa rau được chuẩn bị tại nhà nên tránh cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc bé lớn hơn dùng để phòng tránh ngộ độc methaemoglobineamia. AAP cũng kết luận rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không có nguy cơ bị ngộ độc nitrite, thậm chí khi cơ thể mẹ hấp thụ lượng nitrate cao.

Hàm lượng nitrite là bao nhiêu sẽ gây ngộ độc methaemoglobineamia?

Vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi và hàm lượng gây ra ngộ độc methaemoglobineamia khác nhau tùy theo từng cá nhân. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng methaemoglobineamia do sự hấp thu nitrate/nitrite vào cơ thể: – Yếu tố từ thực phẩm: Việc hấp thụ hàm lượng cao nitrate và nitrite trong nước (ví dụ, nước giếng bị ô nhiễm) và các loại rau. Hàm lượng nitrate và nitrite có trong rau quả phụ thuộc vào từng loại rau, phương pháp và điều kiện trồng trọt, loại phân bón được sử dụng, phương pháp lưu trữ và chế biến rau. 200928 Rau – Yếu tố khác: Nhiễm trùng đường tiêu hóa, thường xảy ra ở trẻ em, có thể làm tăng cường chuyển đổi nitrate thành nitrite trong ruột.

Tiêu thụ rau chứa hàm lượng cao nitrate có dẫn đến ngộ độc nitrite và bệnh máu nâu ở trẻ sơ sinh không?

Mặc dù các loại rau lá chứa lượng nitrate tương đối cao, chúng cũng rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại các bệnh mãn tính. Do đó, bạn vẫn nên duy trì ăn các loại rau lá nhưng không nên ăn một loại rau duy nhất trong chế độ ăn uống. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn đa dạng các loại rau như rau lá xanh, rau cải bắp, các loại củ và rau có củ, rau có quả, đậu quả,… Các tài liệu, báo cáo của các trường hợp ngộ độc nitrite và bệnh máu nâu ở trẻ sơ sinh được ghi nhận trong những bé tiêu thụ rau cháo và súp rau đã được lưu trữ qua đêm (trong súp rau đặc biệt lưu ý nguồn nước súp để qua đêm vô cùng có hại cho trẻ). Nguồn: cổng thông tin thực phẩm cộng đồng