Những sai lầm trong mùa covid

Ai cũng có nguy cơ mắc covid 19, liệu chúng ta đã hiểu đúng các vấn đề xoay quanh covid-19 hay chưa? Những sai lầm trong mùa covid là gì?

Ai cũng có nguy cơ mắc covid 19, liệu chúng ta đã hiểu đúng các vấn đề xoay quanh covid-19 hay chưa? Những sai lầm trong mùa covid là gì?

Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc hiểu sai, hiểu nhầm về covid 19 có thể khiến chúng ta trả giá rất đắt, hoặc kéo dài thời gian chữa trị. Do đó, chúng ta cùng xem qua những sai lầm trong mùa covid để phòng tránh nha.

Nhung sai lam trong mua covid.koro .love edited
Những sai lầm trong mùa covid

1. Nghĩ rằng covid chừa mình ra

Đa số mọi người thường có tâm lý cho rằng: “Chắc covid chừa mình ra, covid sẽ không ghé thăm những người mà mình thân thiết đâu”. Điều này được thể hiện qua trạng thái: bất ngờ, sửng sốt, hoang mang, lo lắng, kinh hãi, buồn bã, thất vọng… thậm chí là bị sốc khi biết bản thân mình mắc covid, hoặc nghe tin người thân của mình trở thành F0.

Chúng ta cần chuẩn bị trước tâm lý: “Mình và người thân có thể bị nhiễm covid”, từ đó chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu về các rủi ro của bệnh, cách thức nâng cao sức khỏe, làm sao để lỡ nhiễm bệnh vẫn ở mức độ nhẹ nhất, điều này sẽ giúp ích cho bản thân mình nhiều hơn.

2. Dựa dẫm hoàn toàn vào Bác sĩ, lệ thuộc vào bệnh viện

Đây không chỉ là sai lầm trong mùa covid mà nó còn là sai lầm thường gặp trong tâm lý khám chữa bệnh. Đa số mọi người cho rằng Bác sỹ sẽ giúp mình hết bệnh hoàn toàn, không có bác sĩ thì không được, không vào bệnh viện thì chết mất. Bác sĩ là người hiểu về căn bệnh của mình nhất, việc điều trị bệnh phải do Bác sĩ chịu trách nhiệm. Mình không cần phải tìm hiểu, mình không cần chịu trách nhiệm gì cho việc hết bệnh của mình, mọi thứ cứ để Bác sĩ lo.  

Tuy nhiên, thực tế không như chúng ta nghĩ, Bác sĩ chỉ có 2 vai trò như sau:

  • Loại bỏ bệnh lý nguy hiểm: Tức là các căn bệnh cấp tính, bệnh nhân đang gặp nguy hiểm, trường hợp cấp cứu, những căn bệnh có triệu chứng đột ngột, dữ dội hoặc các triệu chứng ngày càng gia tăng… Lúc này Bác sĩ sẽ tập trung chữa trị để giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

  • Điều trị các triệu chứng của bệnh (chứ không điều trị nguyên nhân): Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng (ví dụ: sốt, đau, sưng, viêm nhiễm, vết thương…) để bệnh nhân hết triệu chứng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh tật thì bác sĩ không thể biết được, điều này xuất phát từ: thói quen ăn, uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt, stress, tâm lý, môi trường sống và làm việc… của mỗi người chúng ta. 

Ví dụ: Khi có người đi khám bệnh vì mờ mắt -> Bác sĩ chẩn đoán là tăng nhãn áp. 

Thật ra tăng nhãn áp không phải là nguyên nhân sâu xa của việc mờ mắt, đây chỉ là lý do gây mờ mắt, hoặc gọi là nguyên nhân thứ cấp. Bác sĩ không thể biết tại sao người đó lại bị tăng nhãn áp. Chỉ có bản thân người bệnh mới là người cần xem xét lại thói quen sinh hoạt của mình (đốt nhang, đọc sách, lướt điện thoại, xem tivi,….), xem thử mình đã làm gì quá nhiều dẫn đến việc tăng nhãn áp.

Do đó, việc dựa dẫm hoàn toàn vào Bác sĩ và bệnh viện là một sai lầm trong mùa covid 19. Hiện tại có rất nhiều nơi đã quá tải, F0 tự điều trị tại nhà, không còn được đến bệnh viện hay có bác sĩ túc trực bên cạnh nữa. Tâm lý chờ đợi, dựa dẫm vào Bác sĩ sẽ khiến cho chúng ta bị động, hoang mang và lo lắng hơn.

Mỗi người chúng ta cần lắng nghe cơ thể mình, tự tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ dẫn đến bệnh tật, điều chỉnh tận gốc thì mới hết bệnh hoàn toàn được. Trường hợp Bác sĩ đã chữa xong các triệu chứng bệnh nhưng khi về nhà, chúng ta vẫn lặp lại các nguyên nhân cũ thì chắc chắn căn bệnh lại tiếp tục phát sinh.

3. Bắt chước các bài thuốc trên mạng nhưng không tìm hiểu rõ cơ chế điều trị

sai lam mua covid.koro .love

Có trường hợp bệnh nhân F0 nhập viện, được bác sĩ cho thuốc, chụp hình toa thuốc đăng lên mạng và nhiều người F0 ở nhà bắt chước mua uống theo. Điều này vô cùng sai lầm trong mùa covid và dễ gây nguy hiểm. Bởi vì trong quá trình điều trị, tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau.

Nếu chúng ta bắt chước đơn thuốc của người khác mà không quan tâm tình trạng bệnh của mình với họ khác nhau thế nào thì sẽ rất nguy hiểm, nó giống như việc uống đại thuốc để có niềm tin, chứ không thật sự quan tâm rằng làm thế nào giúp bản thân hết bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều người mang tâm lý lo lắng sợ hãi khi mắc covid 19 đã bắt chước các bài thuốc được lan truyền rộng rãi trên mạng, hoặc là hỏi bạn bè người quen xem ai làm gì hay thì bắt chước theo. Đây cũng là một sai lầm trong mùa covid khá nguy hiểm vì các bài thuốc này thường không có cơ sở khoa học, việc đánh giá hiệu quả của nó cũng phụ thuộc vào chủ quan của vài người.

Bệnh nhân covid 19 có tỷ lệ bệnh nhẹ khoảng 82,5%, chỉ có 17,5% bị trở nặng phải nhập viện điều trị, và dưới 5% bị tử vọng. Do đó nếu 1 người nói rằng uống loại thuốc này sẽ giúp khỏi bệnh, thì biết đâu họ nằm trong tỷ lệ 82,5% đó, không cần uống thuốc cũng khỏi, và thuốc không hề có công hiệu thần kỳ như lời đồn, đôi khi ngược lại còn gây hại đến các cơ quan khác trong cơ thể.

4. Sai lầm trong mùa covid khi chia sẻ thông tin về chữa trị covid 19 không chính xác 

Đôi khi chúng ta đọc thông tin về các phương pháp tự chữa trị covid 19 thấy hay quá nên đã nhanh chóng chia sẻ đến nhiều người khác. Tuy nhiên, các thông tin về cách điều trị, các loại thuốc… thì không phải chỉ cần đọc thấy thích, phù hợp niềm tin, thấy hợp lý là vội vàng chia sẻ ngay. Điều này cũng là một sai lầm trong mùa covid, vì nó sẽ khiến cho những người đang mắc bệnh, đang cảm thấy lo lắng hoang mang, dễ dàng bắt chước làm theo.

Chúng ta chỉ đơn thuần chia sẻ một thông tin mà bản thân mình chưa từng trải nghiệm, chưa từng làm, chưa tìm hiểu kỹ, chưa nghiên cứu cơ sở khoa học… thì có thể gây nguy hại cho rất nhiều người, đặc biệt là những người thân, người quen xung quanh chúng ta.

Vì vậy, khi chúng ta muốn chia sẻ thông tin về cách điều trị covid 19 thì cần nghiên cứu thật kỹ về tính chính xác của thông tin đó, để thật sự giúp đỡ người khác nhanh chóng hết bệnh (chứ không phải là đang vô tình làm hại họ, gây thêm nguy hiểm cho họ).

LỜI CUỐI

Trên đây là một số sai lầm trong mùa covid được chúng tôi quan sát, tìm hiểu, đúc kết thông qua rất nhiều tình huống thực tế. Hy vọng mỗi người đều có thể bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu thông tin, tự chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình để cùng nhau vượt qua mùa covid đầy sóng gió.