Xơ vữa động mạch là tình trạng nguy hiểm khi cholesterol xấu và các chất khác tích tụ trong động mạch, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu từ Liên Xô và Trung Quốc đã chứng minh rằng nước từ trường hoàn nguyên có khả năng giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh này nhờ vào tác dụng bình thường hóa quá trình chuyển hóa cholesterol và cải thiện tuần hoàn máu.
Chủ tịch Chi Hội Nam Y tỉnh Đồng Nai
I. BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
Xơ vữa động mạch là một tình trạng phổ biến phát triển khi cholesterol xấu (LDL), chất béo, tế bào máu và các chất khác trong máu tạo thành mảng bám. Nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: đau tim, đột quỵ, mất trí nhớ do mạch máu, rối loạn cương dương hoặc mất chi, thậm chi có thể gây tử vong và tàn tật suốt đời.
II. NƯỚC TỪ TRƯỜNG HOÀN NGUYÊN
Nước từ trường hoàn nguyên là loại nước giàu năng lượng từ tính và có cấu trúc lục giác giống như nước (nguyên thuỷ) trong tự nhiên.
Nhiều nhà khoa học đã báo cáo rằng nước từ trường hoàn nguyên giúp làm thông thoáng các động mạch và tĩnh mạch do tích tụ cholesterol và muối, đồng thời bình thường hóa hệ thống tuần hoàn. Do vậy, một kết luận được rút ra một cách tất yếu là nó cũng sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị chứng xơ vữa động mạch.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên xô từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước, và của các nhà khoa học Trung Quốc sau này đã chứng thực điều đó.
III. THÔNG TIN VỂ KHẢ NĂNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CỦA NƯỚC TỪ TRƯỜNG HOÀN NGUYÊN TẠI LIÊN XÔ
Tại Liên xô, từ những năm 1960, nước từ trường hoàn nguyên đã được sử dụng trong điều trị bệnh xơ vữa động mạch tại các cơ sở y tế. Vì nước từ trường hoàn nguyên có tác dụng bình thường hóa quá trình chuyển hóa cholesterol bị suy yếu trong bệnh xơ vữa động mạch và có tác động tích cực đến diễn biến của bệnh, nên một số nhà khoa học khuyên người dân nên uống nó không chỉ vì mục đích chữa bệnh mà còn để ngăn ngừa xơ vữa động mạch.” – Nguồn: “Tuyển tập bài thuốc dân gian và các phương pháp chữa bệnh thay thế”, tác giả Minedzhyan.
Thông tin về những nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề này, hiện vẫn còn lưu lại trong rất nhiều các cuốn sách khoa học và y tế bằng tiếng Nga. Ví dụ trong bài viết mang tên “Đặc tính chữa lành của nước từ trường hoàn nguyên“, tác giả Shevchenko O.I, có đưa thông tin về báo cáo khoa học, liên quan đến sử dụng nước từ trường hoàn nguyên giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, của 3 nhà khoa học Liên xô: V.V. Lisin, E.N. Ivanov và S.I. Dovzhansky.
IV. CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ TÁC DỤNG CỦA NƯỚC TỪ TRƯỜNG HOÀN NGUYÊN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở TRUNG QUỐC
Ở Trung Quốc, Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác dụng của nước từ trường hoàn nguyên trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng xơ vữa động mạch trên động vật và con người.
Năm 1987, Phan Văn Thiên cùng 5 cộng sự của ông đang công tác tại Phòng Giảng dạy và Nghiên cứu Hóa sinh Trường Cao đẳng Y tế Không quân (Trung Quốc) đã công bố trên Tạp chí “Tiến bộ trong Hóa sinh và Sinh lý học” số 14(1), năm 1987, trang 39- 41, báo cáo mang tên: “Nghiên cứu ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch sớm ở chuột bằng nước từ trường hoàn nguyên”. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy việc uống nước từ trường hoàn nguyên có tác dụng trong việc ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch sớm ở chuột
Năm 1994, Trương Quân Di cùng với 7 cộng sự của ông công bố trên “Tạp chí Vật lý Y học Trung Quốc” – Số 4, năm 1994, trang 20-23, báo cáo mang tên “Quan sát kính hiển vi điện tử quét về tác dụng ức chế của nước từ trường hoàn nguyên đối với chứng xơ vữa động mạch thực nghiệm ở chuột”. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy: nước từ trường hoàn nguyên có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển hiện tượng xơ vữa động mạch.
Sáu năm sau (năm 2000), Nhóm Lục Cảnh Phần, Dương Vận lại công bố trên Tạp Chí “Phòng thí nghiệm Khoa học Động vật Thượng Hải” số 20, năm 2000, trang 45-51. Báo cáo “Ảnh hưởng của nước từ trường hoàn nguyên đến tình trạng tăng lipid máu và xơ vữa động mạch thực nghiệm ở thỏ” của họ cho biết nước nhiễm từ có vai trò trong phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch ở thỏ.
Năm 2001, nhóm Mao Hữu Hiệp, Lục Cảnh Phần cùng với các cộng sự công bố 2 báo cáo: Báo cáo thứ nhất đăng trên “Tạp chí Vật lý trị liệu Trung Quốc” năm 2001, với Đề Tài “Tác dụng của nước từ trường hoàn nguyên đối với chứng xơ vữa động mạch thực nghiệm ở thỏ”. Báo cáo thứ hai cũng đăng trên “Tạp chí Vật lý trị liệu Trung Quốc” năm 2001, với Đề Tài “Nghiên cứu cơ chế của nước từ trường hoàn nguyên trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch”. Cả hai báo cáo đều đi đến kết luận “nước từ trường hoàn nguyên đóng một vai trò nhất định trong việc điều chỉnh lipid máu và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
IV. KẾT LUẬN
Các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tích cực của nước từ trường hoàn nguyên trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch. Điều này có thể mang lại hy vọng cho những người phải đối mặt với vấn đề này, đặc biệt là khi họ tìm kiếm các phương pháp tự nhiên và an toàn để giải quyết bệnh xơ vữa động mạch.
Tài liệu tham khảo
1 – Đặc tính chữa lành của nước từ trường hoàn nguyên”, tác giả Shevchenko O.I (Bài viết nằm trong trang 183 – 187, của cuốn sách “Nhà máy điện tàu thủy” trong Bộ sưu tập khoa học và kỹ thuật, số 34, do Học viện Hàng hải Odesa phát hành năm 2014.)
https://drive.google.com/file/d/1d310-42jOV3yGzhRXEbNhQST77zue5jR/view?usp=sharing
2 – Tuyển tập bài thuốc dân gian và các phương pháp chữa bệnh thay thế
https://archive.org/details/B-001-027-197-ALL
Đọc sách “Tuyển tập bài thuốc dân gian và các phương pháp chữa bệnh thay thế”
https://ia801003.us.archive.org/25/items/B-001-027-197-ALL/traditional_med.pdf
3 – Phan Văn Thiên cùng cộng sự. Nghiên cứu ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch sớm ở chuột bằng nước được xử lý từ tính [J].Tiến bộ trong Hóa sinh và Sinh lý học, 1987, 14(1): 39- 41
4 – Trương Quân Di cùng cộng sự. Quan sát kính hiển vi điện tử quét về tác dụng ức chế của nước từ hóa đối với chứng xơ vữa động mạch thực nghiệm ở chuột”, Tạp chí Vật lý Y học Trung Quốc” – 1994
5 – Lục Cảnh Phần, Dương Vận. Ảnh hưởng của nước được xử lý từ tính đến tình trạng tăng lipid máu và xơ vữa động mạch thực nghiệm ở thỏ, “Khoa học động vật thực nghiệm Thượng Hải” – 2000
6 – Mao Hữu Hiệp, Lục Cảnh Phần cùng với các cộng sự. Tác dụng của nước được xử lý từ tính đối với chứng xơ vữa động mạch thực nghiệm ở thỏ, “Tạp chí Vật lý trị liệu Trung Quốc” – 2001
7 – Mao Hữu Hiệp, Lục Cảnh Phần cùng với các cộng sự. Nghiên cứu cơ chế của nước được xử lý từ tính trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch, “Tạp chí Vật lý trị liệu Trung Quốc” – 2001