Tác dụng của nước từ trường trong việc làm tan sỏi thận và sỏi túi mật

Sỏi thận và sỏi túi mật là những vấn đề sức khỏe quen thuộc mà hàng triệu người trên khắp thế giới phải đối mặt. Bệnh có thể gây ra đau đớn và mất cân bằng trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn trong việc giải quyết vấn đề này, đó là sử dụng nước từ trường.

Tác giả: NGUYỄN THỊ MINH ĐĂNG
Chủ tịch Hội đồng Quản trị,
CEO công ty CP Koro

Sỏi thận và sỏi túi mật là những vấn đề sức khỏe quen thuộc mà hàng triệu người trên khắp thế giới phải đối mặt. Bệnh có thể gây ra đau đớn và mất cân bằng trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn trong việc giải quyết vấn đề này, đó là sử dụng nước từ trường.

Lịch sử và phát triển

Phương pháp hỗ trợ điều trị tự nhiên này xuất hiện từ lâu và được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nhiều nhà khoa học và bác sĩ trên thế giới. Một trong những ứng dụng quan trọng của nước từ trường đó là khả năng làm tan sỏi thận và sỏi túi mật. Đây đồng thời cũng là một giải pháp an toàn và hiệu quả.

Luong y Tran Thi Nhan 1

Lương y Trần Thị Nhàn

Xuất phát điểm của việc sử dụng nước từ trường để điều trị sỏi thận và sỏi túi mật bắt đầu từ nghiên cứu tại Liên Xô. Các chuyên gia tham gia nghiên cứu gồm Tiến sĩ G. Grebenshchikov, I. Shetsov và K. Tovstoles, cả ba đều là chuyên gia về tiết niệu tại Học viện Quân y Kirov ở Leningrad, đã phát triển phương pháp này.

Nhóm nghiên cứu đã cho bệnh nhân uống nước từ trường có hai cực. Phương pháp này đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc phá vỡ sỏi thận và sỏi túi mật thành những hạt nhỏ đủ nhỏ để đi ra theo nước tiểu mà không gây đau đớn hoặc nguy hiểm cho bệnh nhân. Nước từ trường cũng ngăn ngừa sự hình thành thêm sỏi trong thận và túi mật.

Sau đó, các bác sĩ Liên Xô đã cung cấp nước từ trường cho bệnh nhân trong hơn 30 năm vì các vấn đề về tiêu hóa, tiết niệu và thần kinh, các bệnh như viêm vú, đau và sưng tấy, tiểu buốt và nhiều rối loạn khác.

Ngoài Liên Xô, nước từ trường còn được nhiều quốc gia khác sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân trong các bệnh viện, như Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan và Bulgaria.

Còn tại Trung Quốc, theo hai Giáo sư, Tiến Sĩ Wu HW và Zhang YS thì từ những năm thuộc thập kỷ 70, nước từ trường đã được nhiều bệnh viện ở Trung Quốc sử dụng trong điều trị sỏi thận với kết quả khá khả quan.

Cách nước từ trường tác động lên sỏi

Sỏi Canxi Oxalate (CaC2O4)

Sỏi Canxi Oxalate (CaC2O4) là loại thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm tỷ lệ 80 – 90% các trường hợp. Còn lại sỏi phosphat chiếm khoảng 5-15% trường hợp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sỏi canxi oxalate và sỏi phosphat có khả năng hòa tan tốt hơn trong nước từ trường. Điều này có nghĩa là nước từ trường có khả năng hòa tan rất tốt cả hai loại sỏi chiếm hầu hết các trường hợp là sỏi canxi oxalate và sỏi phosphat, do vậy, làm ảnh hưởng đến cấu trúc của sỏi, làm cho chúng dễ dàng tan chảy và bị phân giải trong môi trường nước từ trường.

Kết quả của các nghiên cứu

Hinh anh kinh hien vi quang hoc lang dong CaC2O4 1

Hình ảnh kính hiển vi quang học lắng đọng CaC2O4 của dung dịch xử lý từ tính
(a) trước khi xử lý từ tính,
(b) xử lý nước với mật độ từ thông 0,6T và thời gian 10 phút
(c) xử lý nước với mật độ từ thông 1T và thời gian 10 phút

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác dụng của nước từ trường trong việc làm tan sỏi thận và sỏi túi mật.

Năm 1984, Miao TJ và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu của họ về đánh giá tác dụng của nước từ trường trong điều trị sỏi tiết niệu. Đồng thời, trong cùng năm đó Zhang YS, Wu HW đã công bố kết quả nghiên cứu đề tài: “Tác dụng của nước từ hóa đối với sỏi tiết niệu: một nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng”, trên Tạp chí Học viện Y học Vũ Hán, số 4(1), trang 31-37.

Kết quả cho thấy sỏi tiết niệu có khả năng hòa tan tốt hơn trong nước từ trường. Các thí nghiệm trên cá sống cũng đã cho thấy lượng tinh thể canxi trong thận thấp hơn trong môi trường nước từ trường so với nước thường. Kết quả này đã được các tác giả công bố lại trên lên Tạp chí Ngoại tiết niệu học và Thận học của Cộng hòa dân chủ Đức, ra tháng 10/1987, số 80(9), trang 517 – 523.

Năm 2008, Ali M . Mousa và Ahmed S. Hmed đã tiếp tục nghiên cứu đặc tính vật lý của sỏi canxi oxalate (CaC2O4), chiếm phần lớn tỷ lệ trong sỏi thận, và khả năng hòa tan của nó trong nước từ trường. Kết quả cho thấy nước từ trường có khả năng làm tan CaC2O4, và kích thước cũng như hình dạng của tinh thể canxi oxalate thay đổi theo các điều kiện xử lý.

Năm 2015, Tiến sĩ Jafar Moosa và đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của nước từ trường đến tính chất vật lý của các loại nước và khả năng làm tan sỏi thận. Kết quả nghiên cứu của họ tiếp tục khẳng định khả năng làm tan sỏi thận của nước từ trường.

Kết luận

Nước từ trường không chỉ là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để làm tan sỏi thận và sỏi túi mật mà còn ngăn ngừa sự tái hình thành sỏi.

Các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tích cực của nước từ trường trong điều trị sỏi và đưa ra một cơ chế có thể giải thích sự hiệu quả này. Điều này có thể mang lại hy vọng cho những người phải đối mặt với vấn đề này, đặc biệt là khi họ tìm kiếm các phương pháp tự nhiên và an toàn để giải quyết sỏi thận và sỏi túi mật. 

Tài liệu tham khảo:

1. Azab Elsayed Azab, Shaban Ali Ebrahim. Biological Effects of Magnetic Water on Human and Animals. Biomedical Sciences. 2017; 3(4): 78-85

2. Miao TJ, et al. [An evaluation of effect of magnetized water in the treatment of urinary calculus by double-blind test]. Chinese Journal of urology. 1984(3):135-6. CN-0

3. Zhang YS, Wu HW. Effect of magnetic water on urinary calculi–an experimental and clinical study. Z Urol Nephrol. 1987; 80(9):517–523.

4. Zhang YS, Wu HW. Effect of magnetized water on urinary calculi: an experimental and clinical study. Acta Acad Med Wuhan. 1984; 4(1):31–37.

5. Ali M . Mousa, Ahmed S. Hmed. The Effect of Magnetic Water on Dissolving Kidney Stones. Engineering and Technology Journal. 2008, Volume 26, Issue 5, Pages 579-587

6. Moosa, G. M., Khulaef, J. H., Khraibt, A. C., Shandi, N. R., Al Braich, M. S. K. (2015). Effect of magnetic water on physical properties of different kind of water and studying its ability to dissolving kidney

Nguồn: Bài đăng trên tạp chí Khoa học phổ thông, chuyên san Thời sự Y học, số 9 tháng 9 năm 2023.