Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Bệnh xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Nghiên cứu ở Đức cho biết rối loạn tiền đình phổ biến gấp 3 lần ở người cao tuổi và biểu hiện tỷ lệ phụ nữ gần gấp 3 lần.
Một trong những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình và đã cải thiện tình trạng bệnh rất khả quan nhờ sử dụng nước từ trường mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn là bà Nguyễn Thị Phú, 63 tuổi, ngụ tại TP. Biên Hòa.
Cô Phú mắc chứng rối loạn tiền đình đã gần 10 năm và vẫn liên tục điều trị. Vừa qua, cô phấn khởi chia sẻ cho chúng tôi biết: “Ngày xưa mình hay bị xỉu, hay choáng váng khi đi ngoài đường. Từ ngày mua máy lọc nước từ trường, sử dụng nước từ trường kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao thì sức khỏe mình đã tốt hơn trước thì bệnh tình về rối loạn tiền đình đã đỡ hơn trước rất nhiều, không cần uống thuốc nhiều nữa.”
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Theo nghiên cứu, rối loạn tiền đình là một bệnh lý thường xuất hiện ở những người cao tuổi, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người mắc bệnh lý tiền đình. Các nhà khoa học hiện đại cũng khẳng định, rối loạn tiền đình (tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó.
Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Nếu không kịp thời nghỉ ngơi (ngồi hoặc nằm xuống) rất có thể gây đột quỵ hoặc nặng hơn là tử vong.
Lương Y Trần Thị Nhàn – Phó Chủ tịch Hội Nam Y tỉnh Đồng Nai khuyên: “Để giảm/tránh các vấn đề liên quan đến rối loạn tiền đình, chúng ta cần uống nước thường xuyên, uống từng ngụm nhỏ để cho nước thẩm thấu vào cơ thể. Bên cạnh đó cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối trong mỗi bữa ăn, hạn chế ăn đồ quá cay, nóng hoặc lạnh, các món nướng xào và đặc biệt là thức uống có cồn.”
Nói đến lợi ích của nước từ trường đối với bản thân và gia đình, cô Nguyễn Thị Phú cho biết thêm: “Sau một thời gian sử dụng nước từ trường, không chỉ riêng tôi cải thiện bệnh rối loạn tiền đình mà huyết áp của ông xã cũng ổn định hơn trước, bình thường huyết áp là 180/90-100, sau thời gian uống nước từ trường thì chỉ có 130/80.”
Ngoài ra, một điều thú vị là tình cờ phát hiện chậu hành lá được tưới nước từ trường có vẻ xanh tốt hơn, cô Phú đã làm thí nghiệm trên hai đám rau nhỏ ở nhà mình, một luống cô tưới bằng nước thường và luống kia bằng nước từ trường. Sau hơn 1 tháng, kết quả cho thấy luống rau được trồng bằng nước từ trường xanh tốt và nhanh lớn hơn hẳn luống đối chứng.
Nói về thí nghiệm trồng rau, các nhà khoa học Nga cũng thực hiện thí nghiệm lên hai mảnh vườn với hai loại hoa màu khác nhau. Mảnh đầu tiên trồng hoa hướng dương và mảnh thứ hai trồng đậu tương. Sau khoảng thời gian chăm sóc, so sánh kết quả thấy rằng những mảnh trồng cây hướng dương có tưới nước từ trường cho thân hoa dài hơn, và đậu tương thì cho sản lượng nhiều hơn so với mảnh vườn chỉ được tưới bằng nước thông thường.
Lý giải cho việc này chính là khi có nước từ trường tác động vào bộ rễ và đất, nó giúp cho bộ rễ hút được nhiều dinh dưỡng và khoáng trong đất hơn, giúp cho cây phát triển tươi tốt. Từ đó có thể đưa ra kết luận nước từ trường chẳng những cải thiện được sức khỏe cho con người mà còn giúp cho hoa màu tươi tốt hơn.
Xác nhận các kết quả nghiên cứu khoa học tại các nước Nga, Mỹ, Ai Cập… Câu chuyện cô Phú cho chúng ta thấy, nước từ trường có thể hỗ trợ làm giảm chứng rối loạn tiền đình, cao huyết áp và táo bón. Và đối với trồng trọt, nước từ trường cũng có tác động tích cực cho năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Koro cũng có nhiều khách hàng khác cũng gặt hái được nhiều hiệu quả về sức khỏe sau khi sử dụng nước từ trường. Mời bạn cùng đón xem chuỗi bài viết “Nước và sức khỏe” của Koro nhé!
Link video clip đoạn chia sẻ thực tế của Cô Nguyễn Thị Phú: https://www.youtube.com/watch?v=lWGZgunBO0g&list=PL4bwVpb5mak9RZ4DECZgJ2ulfX_6EE5bU&index=4