“Nên uống nước khoáng hay nước tinh khiết?” đang dần trở thành câu hỏi lớn đối với những ai quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, để giải đáp câu hỏi này, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là biết cách phân biệt chúng.
“Nên uống nước khoáng hay nước tinh khiết?” đang dần trở thành câu hỏi lớn đối với những ai quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, để giải đáp câu hỏi này, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là biết cách phân biệt chúng.
1. Nước khoáng là gì?
Nước khoáng được chia làm 2 loại, đó là: nước khoáng thiên nhiên và nước lọc nguyên khoáng.
1.1 Nước khoáng thiên nhiên
Nguồn nước tự nhiên trong lòng đất và thấm sâu qua nhiều tầng địa chất, tích tụ nhiều khoáng chất sau một khoảng thời gian đủ dài. Trong cơ thể con người cần liên tục bổ sung khoáng chất mà chỉ với 1 ngụm nước khoáng thiên nhiên là có giải quyết tất cả. Đó là lý do vì sao đây được xem là món quà mà Mẹ thiên nhiên đã dành tặng cho chúng ta. Tuy nhiên, mạch nước khoáng này nằm ở một độ sâu đáng kể, khai thác khó khăn và chúng là nguồn có hạn. Vậy nên, trong quá trình sử dụng, chúng ta cần giữ gìn và tiết kiệm nguồn tài nguyên quan trọng này.
- Ưu điểm: nước khoáng chứa nhiều dưỡng chất điện phân cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại nước này không nên được sử dụng thường xuyên vì chúng chỉ có chức năng chữa bệnh, lượng khoáng quá nhiều bên trong nước khoáng thiên nhiên sẽ gây phản tác dụng đối với tình trạng thể chất bình thường của con người.
- Nhược điểm: Nước khoáng ở sâu trong lòng đất nên quy trình khai thác và xử lý gặp rất nhiều khó khăn, phí đóng thuế khai thác mạch nước khoáng cũng khá cao vì nó là nguồn tài nguyên có hạn.
1.2 Nước lọc nguyên khoáng
Nước lọc nguyên khoáng là nước đã qua xử lý của máy lọc nước, đảm bảo giữ lại một lượng chất khoáng tự nhiên vừa đủ cho cơ thể. Hiện nay, đa số người dân sử dụng nước khoáng dưới dạng đóng chai nên đây vẫn chưa được xem là giải pháp thích đáng cho sức khỏe vì dễ bị nhiễm chất độc từ chai nhựa qua quá trình vận chuyển, va đập hoặc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Và tất cả các sản phẩm nước đóng chai đều nhiễm một lượng hạt vi nhựa nhất định mà Bộ Y tế khuyến cáo không nên dùng mỗi ngày.
- Ưu điểm: là nước có lượng khoáng nằm trong tiêu chuẩn của Bộ Y tế, an toàn khi sử dụng thường xuyên và lâu dài.
- Nhược điểm: lượng chất khoáng kém hơn so với nước khoáng thiên nhiên. Trong trường hợp người tiêu dùng sử dụng nước nguyên khoáng đóng chai, tình trạng nhiễm các hạt vi nhựa là điều không thể tránh khỏi.
“Nên uống nước khoáng hay nước tinh khiết” là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều sẽ khuyên bạn chọn uống nước lọc nguyên khoáng bởi bên trong chúng có các thành phần dinh dưỡng sau:
Natri: là thành phần quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ thể, Natri tồn tại dưới dạng phân tử hòa hợp với Clorua, Bicacbonat, Photphat, một phần khác kết hợp với Axit hữu cơ, Protein. Đối với trẻ em, Natri là một chất vi khoáng hỗ trợ cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Đối với người lớn, Natri đóng vai trò điều hòa huyết áp, giúp dẫn truyền xung thần kinh và cơ.
Kali: tồn tại dưới dạng muối Clorua và Bicacbonat trong các tế bào để kiểm soát lượng nước bên trong chúng, có tác dụng xóa bỏ tác nhân gây đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch: như điều chỉnh các cơn co thắt cơ tim, duy trì nhịp tim đều đặn,…
Canxi: với tỷ trọng chiếm 2% khối lượng cơ thể và đóng vai trò thiết yếu trong quá trình đông máu, điều tiết hệ cơ và thần kinh. Đối với người lớn, canxi không những giúp phòng các bệnh loãng xương mà còn làm giảm tình trạng đau nhức.
Ngoài ra còn một số khoáng chất thiết yếu khác như Photpho, Magie, Sắt,…
2. Nước tinh khiết là gì?
2.1 Nước tinh khiết và các thành phần trong nước tinh khiết
Ngược lại với nước khoáng thiên nhiên, nước tinh khiết chỉ có 2 thành phần: oxy và hydro, công thức hóa học là H2O với nguồn gốc từ giếng, nước máy, nước sông và đã qua quá trình lọc, khử trùng. Vậy nên, nước tinh khiết hầu như mất hết các khoáng chất trong nước, mất cả khả năng dẫn điện. Vậy nên, nước tinh khiết còn được xem là một loại nước trơ, nước chết.
2.2 Ưu, nhược điểm của nước tinh khiết
Ưu điểm: Nước tinh khiết đóng vai trò giải khát và cung cấp nước cho cơ thể. Nước sạch sẽ, đảm bảo an toàn hơn so với nguồn nước đun sôi để nguội, nước giếng, nước giếng khoan, vì vi khuẩn, vi sinh vật đã được khử hoàn toàn.
Khuyết điểm: Tuy là dòng nước sạch nhưng nước tinh khiết có tính hòa tan tốt, dễ hòa tan tạp chất. Đặc biệt, nước tinh khiết không chứa các khoáng chất khiến cơ thể rơi vào mệt mỏi, mất khả năng tập trung, suy nhược cơ thể,… Ngoài ra, thói quen sử dụng nước tinh khiết lâu dài sẽ và dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, dễ bị tiêu chảy, táo bón vì thiếu mất các lợi khuẩn.
3. Nên uống nước khoáng hay nước tinh khiết?
Nước khoáng là “quà tặng” của thiên nhiên dành cho con người. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị rằng, trung bình mỗi người trưởng thành và học sinh cần nạp 1-1,5 gram chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe từ 1,5-2 lít nước/ngày (mùa nóng, vận động nhiều hay lao động nặng thì nên uống nhiều hơn), nhất là người già, người chơi thể thao, phụ nữ có thai.” – theo TS Nguyễn Thị Lâm, phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Tham khảo thêm về máy lọc nước cho ra nước lọc nguyên khoáng tại đây.