CÔNG TY CỔ PHẦN KORO
01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP.HCM
088 660 8090 – 088 660 8091
Số phiếu: XNN20220817
MẪU
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ
KIỂM TRA NGUỒN NƯỚC CẤP
Kính gửi,
Khách hàng: ……………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………….. Điện thoại: ………………………………………….. |
Lưu ý:
Quý khách vui lòng đọc kỹ nội dung “LÝ DO XÉT NGHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC” ở PHỤ LỤC 01 bên dưới, để hiểu đúng và chính xác ý nghĩa của việc làm xét nghiệm kiểm tra nguồn nước, trước khi đọc kết quả xét nghiệm nhé.
A – THÔNG TIN MẪU NƯỚC
THÔNG TIN MẪU | ||
1 | Thuộc tính mẫu | Nước máy |
2 | Địa chỉ lấy mẫu | ……………………………….. |
3 | Tình trạng mẫu | Mẫu nước đựng trong chai thuỷ tinh 500 ml, do nhân viên Koro lấy đem về. |
4 | Ngày nhận mẫu | 4/08/2022 |
5 | Thời gian thử nghiệm | 6/08/2022 |
B – NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
- Kiểm tra điều kiện lắp đặt máy lọc nước từ trường F2200 MAG
C – KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC
I. Kết quả xét nghiệm của cơ quan nhà nước công bố
Qua tìm hiểu, thì Koro thấy rằng địa điểm nói trên sử dụng nước máy do Công ty CPCN Gia Định cung cấp.
Căn cứ trên kết quả xét nghiệm nước gần nhất của Công ty CPCN Gia Định và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ CHí Minh cho thấy nước sạch, tất cả các chỉ số được kiểm tra đều nằm trong giới hạn cho phép, đạt chuẩn QCVN 01:2009/BYT.
Cụ thể:
- Kết quả xét nghiệm nội kiểm 7 chỉ tiêu gần nhất (24/08/2022)
- Kết quả xét nghiệm nội kiểm 82 chỉ tiêu gần nhất (06/12/2022)
- Kết quả xét nghiệm ngoại kiểm của Trung Tâm phòng chống bệnh tật TP. HCM gần nhất (tháng 6/2022)
II. Nhận định về tình trạng nguồn nước của khách hàng
Nước cấp cho nhà khách hàng ở số 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh, là nước máy do Công ty CPCN Gia Định cung cấp vốn sạch, đạt chuẩn QCVN 01:2009/BYT.
Tuy nhiên, trước khi đến các căn hộ người dân sử dụng, thì nước sẽ đi qua hệ thống đường ống, có thể là hệ thống đường ống cũ kỹ, bị rỉ sét, và sau đó được lưu trữ tại các bồn chứa, vệ tinh, rồi mới đến nhà khách hàng, được lưu lại trong bồn chứa sau đó mới được mang ra sử dụng. Chính điều này sẽ là nguyên nhân khiến cho nước bị tái ô nhiễm.
Cụ thể như sau: lượng nước tại các bồn chứa, vệ tinh chênh lệch lớn với sự tiêu thụ nước. Nước sẽ dồn ứ lại từ ngày này qua ngày khác, nên sẽ bị lắng cặn và vẩn đục.
Bên cạnh đó, các bồn chứa, vệ tinh không được vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề cho nước. Sự hình thành màng sinh học cũng dẫn đến ô nhiễm nước do vi khuẩn. Đường ống vận chuyển nước bị bào mòn, các chất bào mòn ngấm vào nước, hoặc do quá trình lau rửa, thay lắp hệ thống cũng có thể làm ô nhiễm nước. Chưa kể đến trường hợp đường ống dẫn nước máy có thể bị vỡ nứt thường xuyên khiến vi khuẩn, kim loại nhiễm vào làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng hơn.
Tóm lại:
Tuy rằng nguồn cấp nước của Công ty CPCN Gia Định sạch, đạt chuẩn QCVN 01:2009/BYT, nhưng khi đến nơi sử dụng thì nước có nguy cơ bị tái ô nhiễm cặn bẩn, tạp chất, các kim loại nặng như chì, sắt, đồng, kẽm, mangan.. và amoni, nitrit, chất hữu cơ. Do vậy:
- Cần tiến hành xét nghiệm để xem nước có bị tái ô nhiễm các chất như chì, sắt, đồng, kẽm, mangan.. và amoni, nitrit hay không?
- Với cặn bẩn, tạp chất thì không test được ngay, mà sẽ test theo thực tế sử dụng, nếu nước có nhiều cặn bẩn, tạp chất sẽ khiến cho lõi lọc giảm tuổi thọ, mau bị tắc hơn.
- Với các chất hữu cơ cũng không test vì chi phí test quá cao. Hơn nữa, nếu nước có ô nhiễm chất hữu cơ thì máy lọc nước uống đóng chai cũng lọc sạch được. Các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước sẽ được test theo thực tế sử dụng, nếu nước có nhiều chất hữu cơ sẽ khiến cho lõi lọc tinh giảm tuổi thọ, mau bị tắc hơn.
III. Dụng cụ làm xét nghiệm
- 10 chỉ tiêu Sắt, Mangan, Nitrit, Nitrat, Amoni, Đồng, Nhôm, Kẽm, Crom, Niken được xét nghiệm bằng máy HANA HI83300
- 4 chỉ tiêu Flo, Brom, Thủy ngân, Độ cứng sẽ được test bằng que test đa chỉ tiêu
IV. Kết quả xét nghiệm của Koro
a – 10 chỉ tiêu Sắt, Mangan, Nitrit, Nitrat, Amoni, Đồng, Kẽm, Nhôm, Crom, Niken được xét nghiệm bằng máy HANA HI83300 đều nằm trong giới hạn an toàn theo quy định trong Quy chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế.
Cụ thể:
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Giới hạn tối đa cho phép | Kết quả xét nghiệm |
1 | Sắt | mg/l | 0,3 | 0,004 |
2 | Mangan | mg/l | 0,3 | 0 |
3 | Nitrat | mg/l | 50 | 6,2 |
4 | Nitrit | mg/l | 3 | 0,003 |
5 | Amoni | mg/l | 3 | 0,078 |
6 | Đồng | mg/l | 1 | 0,073 |
7 | Nhôm | mg/l | 0,2 | 0 |
8 | Kẽm | mg/l | 3 | 0,84 |
9 | Crom | mg/l | 0.05 | 0 |
10 | Niken | mg/l | 0.02 | 0 |
b – 4 chỉ tiêu Flo, Brom, Thủy ngân, Độ cứng được xét nghiệm bằng que test đa chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn an toàn theo quy định trong Quy chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế.
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Giới hạn tối đa cho phép |
1 | Flo | mg/l | 1.5 |
2 | Brom | mg/l | 0,025 |
3 | Thủy ngân | mg/l | 0,001 |
4 | Độ cứng | mg/l | 300 |
C – KẾT LUẬN
Nguồn nước đủ điều kiện để lắp máy lọc nước từ trường F2200 MAG.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý:
- Kết quả này chỉ mang tính tham khảo, không phải là kết quả xét nghiệm chính thức.
- Chỉ tiêu “Độ đục” không test mà sẽ test theo thực tế sử dụng, nếu nước có nhiều cặn bẩn, tạp chất sẽ khiến cho lõi lọc giảm tuổi thọ, mau bị tắc hơn. Khi đó ta sẽ xử lý bằng các lắp thêm 1 bộ lọc thô phía trước, hoặc chấp nhận giảm tuổi thọ của lõi, thời gian thay lõi lọc nhanh hơn.
- Các chỉ tiêu về chì, chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc khử trùng cũng không test mà sẽ test theo thực tế sử dụng, nếu nước có nhiều chất hữu cơ sẽ khiến cho lõi lọc tinh giảm tuổi thọ, mau bị tắc hơn. Khi đó ta sẽ xử lý bằng cách lắp thêm 1 bộ lọc tổng hoặc lắp thêm 1 bộ lọc than phía trước để tăng tuổi thọ cho lõi lọc tinh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể:
- Nếu lõi bị tắc trong vòng 1 tháng trở lại cho thấy nước bị ô nhiễm các chất này khá nhiều, cần phải lắp lọc tổng hoặc kết hợp thay lõi có công suất lớn hơn và bổ sung thêm bộ lọc chất hữu cơ phía trước.
- Nếu lõi bị tắc trong vòng 2 tháng – 3 tháng, cần phải thay lõi có công suất lớn hơn và bổ sung thêm bộ lọc chất hữu cơ phía trước.
- Nếu lõi bị tắc trong vòng 4 tháng trở lên, cần phải thay lõi có công suất lớn hơn hoặc bổ sung thêm bộ lọc chất hữu cơ phía trước.
- Hàm lượng Clo có trong nước máy tuy nằm trong giới hạn cho phép, nhưng cần lưu ý sự an toàn của nó đối với sức khỏe con người khi sử dụng cả trong ăn uống và sinh hoạt. Do vậy nên tiến hành lọc Clo trước khi sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt.
Để biết thêm về tác hại của Clo trong nước máy đối với sức khỏe con người, xin vui lòng đọc PHỤ LỤC 02.
Phòng nghiên cứu giải pháp và phân tích mẫu nước Koro
PHỤ LỤC 01
LÝ DO XÉT NGHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC
I. Tìm hiểu về bốn giai đoạn lọc nước
Hoạt động lọc nước, xử lý nước, cơ bản được chia ra làm 04 giai đoạn là:
- Giai đoạn 1: Xử lý nước thải để ra nước có chất lượng của nước nguồn,
- Giai đoạn 2: Xử lý nước nguồn để có nước sạch (là nước đạt chuẩn của Quy Chuẩn Quốc Gia về nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT),
- Giai đoạn 3: Xử lý nước sạch ra nước đạt chuẩn nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT (có thể uống trực tiếp vào người không cần đun sôi),
- Giai đoạn 4: Điều hoà nước đạt chuẩn nước uống đóng chai thành nước tốt cho sức khỏe con người
Trong 03 giai đoạn xử lý nước đầu tiên đều có những quy định của pháp luật có liên quan. Trong đó giai đoạn 03 được quy định bởi Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT của Bộ Y Tế (Vui lòng tham khảo thêm tài liệu số 1 trong PHỤ LỤC 02).
II. Tìm hiểu về sự khác nhau giữa nước uống đóng chai và nước ăn uống
Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT, của Bộ Y Tế, quy định 27 chỉ tiêu phải nằm trong giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó có 22 chỉ tiêu hoá học và 5 chỉ tiêu vi sinh.
Đối chiếu 27 chỉ tiêu của nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT với các chỉ tiêu tương tự trong Quy Chuẩn Quốc Gia về nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT, ta thấy nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT chỉ có hai điểm quy định cao hơn so với nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT như sau:
- Điểm thứ nhất là về chỉ số Clo.
Trong khi nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT cho phép hàm lượng Clorua trong nước lên tới 250 mg/lít (300 mg/lít đối với vùng ven biển và hải đảo), thì nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT chỉ cho phép hàm lượng tối đa của clo trong nước là 5 mg/lít.
- Điểm thứ hai là về chỉ số vi sinh.
Trong khi nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT chỉ quy định không có 02 loại vi khuẩn không được phép có mặt trong nước ăn uống là Coliform tổng số và E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt, thì nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT lại quy định tới 5 loại vi khuẩn, u nang không được phép có mặt trong nước uống đóng chai là Coliform tổng số và E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt, Streptococci feacal, Pseudomonas aeruginosa, Bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sulfit.
Ngoài hai điểm đó ra, các chỉ tiêu còn lại thì quy định của nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT không cao hơn quy định của nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT, chỉ khác nhau về phương pháp thử. Đặc biệt có tới 11 chỉ tiêu, quy định của nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT lại cao hơn quy định của nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT. Đó là:
TT | Chỉ tiêu | QCVN 6-1:2010/BYT | QCVN 01:2009/BYT |
1 | Stibi (Antimon) | 0,02 mg/lít | 0,005 mg/lít |
2 | Bor | 0,5 mg/lít | 0,3 mg/lít |
3 | Bromat | 0,5 mg/lít | 0,025 mg/lít |
4 | Clorit | 0,7 mg/lít | 0,2 mg/lít |
5 | Cloral (Cloral hydrat) | 0,7 mg/lít | 0,01 mg/lít |
6 | Đồng (Hàm lượng Đồng tổng số) | 2 mg/lít | 1 mg/lít |
7 | Mangan | 0,4 mg/lít | 0,3 mg/lít |
8 | Thuỷ ngân (Hàm lượng Thuỷ ngân tổng số) | 0,006 mg/lít | 0,001 mg/lít |
9 | Niken | 0,07 mg/lít | 0,02 mg/lít |
Mức nhiễm xạ | |||
10 | Hoạt độ phóng xạ (anpha) | 0,5 Bq/l | 3 pCi/l |
11 | Hoạt độ phóng xạ (beta) | 1 Bq/l | 30 pCi/l |
Đọc qua các con số này ta sẽ thấy lạ vì nước uống đóng chai (vốn đòi hỏi chất lượng cao hơn) nhưng lại quy định thấp hơn.
Hơn nữa, Quy Chuẩn Quốc Gia về nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT quy định giới hạn cho 109 chỉ tiêu, còn Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT lại chỉ quy định có 28 chỉ tiêu. Như vậy con số chênh lệch nhau lên tới 99 chỉ tiêu. Vậy 99 chỉ tiêu đó không bị giới hạn trong Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT hay sao?
Vậy chất lượng của nước uống đóng chai lại thấp hơn chất lượng của nước máy (nước ăn uống) hay sao?
Thực ra không phải vậy.
III. Hiểu đúng về quy định đối với nước uống đóng chai
Trong Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT có quy định về “Yêu cầu chất lượng nguồn nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai” như sau:
“Nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.”
Như vậy về bản chất thì nước uống đóng chai sẽ được kiểm soát bởi cả hai quy định:
- Quy Chuẩn Quốc Gia về nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT
- Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT
Cộng lại là 136 chỉ tiêu được quy định, chứ không phải 27 chỉ tiêu của QCVN 6-1:2010/BYT. 27 chỉ tiêu này là 27 chỉ tiêu được bổ sung thêm, chứ không phải nó thay thế cho 109 chỉ tiêu của nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.
Điều này có nghĩa là việc xử lý nước ở giai đoạn 3 bắt buộc phải xử lý với nguồn nước cấp đầu vào là nước sạch đạt Quy Chuẩn Quốc Gia về nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT (Vui lòng tham khảo thêm tài liệu số 2 trong PHỤ LỤC 02).
IV. Hiểu đúng về lọc nước uống đóng chai
Các thiết bị xử lý (lọc) nước ở giai đoạn 3, về nguyên tắc chỉ cần xử lý được Clo và vi khuẩn là có thể chuyển từ nước máy (vốn là nước đạt Quy Chuẩn Quốc Gia về nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT) qua nước uống đóng chai.
Tuy nhiên thực tế thì chất lượng nguồn nước nơi người dùng sử dụng thường không đạt chuẩn QCVN 01:2009/BYT, mà sẽ nhiễm một số chất ô nhiễm nào đó. Do vậy các hãng sản xuất sẽ phát triển các dòng máy lọc nước đặc thù, mỗi dòng sẽ lọc được một nhóm chất ô nhiễm nào đó và không lọc được một nhóm chất ô nhiễm nào đó tuỳ theo công nghệ lọc nước được sử dụng trong dòng máy đó.
Thường trên thị trường có 1 số công nghệ lọc nước căn bản và thường gặp như sau:
- Công nghệ lọc cơ học: lọc theo nguyên tắc giữ lại các chất có kích thước lớn hơn khe lọc. Tuy theo kích thước của khe lọc mà người ta chia ra làm 4 công nghệ màng khác nhau là MF, UF, NF (Nano) và RO.
- Màng lọc MF hay còn gọi là màng Micro Filtration, là loại màng vi lọc có kích thước lỗ lọc nhỏ khoảng 0.1 – 0.5 micromet. Loại bỏ hầu hết các vật chất rắn và bụi bẩn lơ lửng và các vi khuẩn, mầm bệnh trong nước. Tuy nhiên, màng lọc không có tác dụng trong việc lọc các chất hữu cơ độc hại, chất hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc khử trùng, phân tử nhỏ,… trong nước.
- Màng lọc nước UF (Ultra Filtration) còn được gọi là màng siêu lọc hay màng lọc sợi rỗng. Công nghệ này lọc nước bằng màng lọc với các khe lọc có kích thước
0.001 – 0.1 micromet. Công nghệ này có thể giúp loại bỏ những phân tử có kích thước lớn, các loại virus, vi khuẩn ra khỏi nguồn nước. Công nghệ này không có khả năng loại bỏ các thành phần khoáng chất, kim loại nặng, Amoni, Asen, Nitrit,… và các thành phần khác dạng khí hóa lỏng, Clo, màu, mùi.
- Màng lọc nước Nano gồm màng có khe lọc mang kích thước cực nhỏ từ 0.005 đến 0.01 micromet để loại bỏ sạch tạp chất, bụi bẩn, các loại vi khuẩn, vi rút. Công nghệ này không có khả năng loại bỏ các thành phần khoáng chất, kim loại nặng, Amoni, Asen, Nitrit,… và các thành phần khác dạng khí hóa lỏng, Clo, màu, mùi.
- Công nghệ lọc nước RO (Reverse Osmosis) sử dụng cơ chế thẩm thấu ngược với màng lọc có kích thước khe lọc siêu nhỏ (0.0001 – 0.0005 micromet) để loại bỏ hầu hết các chất khoáng, ion kim loại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn,… Nhưng còn các thành phần khác dạng khí hóa lỏng, màu, mùi thì màng lọc RO không có khả năng xử lý hoặc xử lý hiệu xuất rất thấp. Màng RO không những không có khả năng loại bỏ được Clo dư trong nước, mà Clo trong nước tiếp xúc trực tiếp sẽ nhanh chóng gây THỦNG màng RO, một số thành phần khác như Amoni, Asen, Nitrit,… màng lọc RO cũng khá hạn chế trong việc xử lý, đó là lý do tại sao máy lọc nước RO luôn cần bộ tiền lọc phía trước màng RO, thông thường là lõi 1+2+3 để hỗ trợ và bảo vệ màng RO, còn các lõi phía sau RO thì đa phần không có tính năng lọc mà chỉ có tác dụng hạn chế, trong đó nổi bật nhất là việc tạo hương vị tốt hơn cho nước trước khi uống (Vui lòng tham khảo thêm tài liệu số 3, 4 và 5 trong PHỤ LỤC 02).
- Công nghệ lọc hấp phụ: Hấp phụ là quá trình một chất rắn được dùng để loại bỏ một hoặc nhiều chất hoà tan trong nước. Vật liệu điển hình nhất trong công nghệ lọc hấp phụ là than hoạt tính. Công nghệ lọc hấp phụ có khả năng lọc các thành phần dạng khí hóa lỏng, clo, mùi, vị, chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc khử trùng…và một số kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, Crom. Nhưng công nghệ lọc hấp phụ không có khả năng lọc các ion kim loại nặng như Sắt, Mangan, Đồng, Nhôm, Asen, Amoni, Nitrit,.. vi sinh vật, vi khuẩn, u nang, cặn bẩn, tạp chất (Vui lòng tham khảo thêm tài liệu số 6 trong PHỤ LỤC 02).
- Công nghệ lọc trao đổi ion: Công nghệ trao đổi ion là quá trình xử lý nhằm tách riêng những ion không mong muốn ra khỏi dung dịch và thay thế bằng những ion khác. Hạt trao đổi ion bao gồm có 2 loại: hạt cation và hạt anion. Hạt cation có tác dụng làm mềm nước, khử kiềm và khoáng trong nước. Còn hạt anion có công dụng khử khoáng, sunfat, nitrat, kiềm, silicat và các anion khác.
- Công nghệ lọc điện hoá: Một phản ứng hóa học xảy ra khi có dòng điện chạy qua, hay qua phản ứng hóa học có một hiệu điện thế. Trong phản ứng này, có những chất hoạt động như một điện cực dương và có những chất hoạt động như một điện cực âm. Các ion phân ly từ các chất ô nhiễm trong nước được loại bỏ bằng quá trình trao đổi ion (phản ứng oxy hóa khử), và chuyển thành các hợp chất vô hại. Chẳng hạn như quá trình khử clo dư và các hợp chất clo trong nước, ion Clo được chuyển đổi thành chloride lành tính, hòa tan trong nước. Tương tự như vậy, một số kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân, Arsen…, tiếp xúc với bề mặt của vật liệu lọc sẽ được loại bỏ hiệu quả ra khỏi nước. Phản ứng oxy hóa khử này cũng tạo ra một điện thế khoảng 300 mV, có thể có tác dụng ức chế sự sinh trưởng, phát triển của các vi sinh vật trong nước, bên cạnh việc hình thành các gốc hydroxyl trong suốt quá trình phản ứng.
Một ví dụ của công nghệ lọc điện hoá là công nghệ lọc KDF. KDF là viết tắt của Kinetic degradation fluxion, là loại vật liệu xử lý nước mà thành phần là sự kết hợp của đồng và kẽm, để khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra phản ứng điện hóa. Trong phản ứng này, Kẽm (Zn) hoạt động như một điện cực dương còn Đồng (Cu) hoạt động như một điện cực âm.
Vật liệu lọc KDF không giúp tiêu diệt triệt để các vi sinh vật và kháng sinh, cũng như hiệu quả xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước không cao, đặc biệt là thành phần thuốc trừ sâu phosphat hữu cơ nên KDF cần thiết phải có sự kết hợp với than hoạt tính để khắc phục hiện trạng này, và cũng hỗ trợ kéo dài tuổi thọ của than hoạt tính.
Trên thực tế, không có một công nghệ nào là hoàn hảo cả. Các máy lọc nước thường được kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, tuỳ theo mục đích khác nhau của từng loại máy lọc nước. Trong đó Công nghệ than hoạt tính dạng khối là sự kết hợp của hai công nghệ hấp phụ và MF (Micro Filtration), gần như là công nghệ có mặt trong hầu hết các máy lọc nước uống trực tiếp đạt chuẩn nước uống đóng chai.
V. Quy trình xây dựng giải pháp lọc nước uống đóng chai
Để xác định được đúng máy phù hợp với nhu cầu nguồn nước của nơi sử dụng, về mặt nguyên tắc ta cần phải tiến hành qua 5 bước sau:
Bước 1: Làm xét nghiệm để biết nước nhà mình có những thành phần gì.
Thường bước này cần phải làm xét nghiệm đầy đủ 109 chỉ tiêu theo QCVN 01:2009/BYT
Bước 2: Xác định các chất ô nhiễm có trong nước cần lọc.
Chất ô nhiễm là những thành phần vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT.
Bước 3: Tìm hiểu các máy lọc nước, hoặc các giải pháp lọc nước có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm nói trên.
Bước 4: Trong danh sách ở bước 3: loại bỏ các máy lọc nước, hoặc các giải pháp sử dụng vật liệu không đảm bảo an toàn về mặt sức khoẻ.
Bước 5: Lựa chọn máy lọc nước hay giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
VI. Quy trình xây dựng giải pháp lọc nước uống đóng chai của Koro
Việc xây dựng giải pháp lọc nước, về mặt nguyên tắc, thì làm theo đúng các bước như đã nói ở trên. Nhưng thực tế không dễ thực hiện, bởi chị phí làm xét nghiệm 109 chỉ tiêu quá lớn (> 50 triệu đồng). Để giảm chi phí xét nghiệm Koro đề ra quy trình như sau:
Bước 1: Xác định các công nghệ lọc chính và các chất có thể lọc được từ các công nghệ này.
Thường có hai công nghệ lọc chính là: Công nghệ lọc RO và Công nghệ lọc than hoạt tính dạng khối.
Bước 2: Xác định các chất sẽ không lọc được từ các công nghệ này.
Bước 3: Làm xét nghiệm để biết nước nhà mình có bị ô nhiễm những chất nào trong danh sách tìm được ở bước 2.
Bước 4: Bổ sung công nghệ để lọc các chất ô nhiễm có trong nguồn nước nhà mình.
Bước 5: Tìm kiếm các máy lọc nước, hay các giải pháp lọc nước đáp ứng được yêu cầu về mặt công nghệ lọc nước.
Bước 6: Trong danh sách ở bước 5: loại bỏ các máy lọc nước, hoặc các giải pháp sử dụng vật liệu không đảm bảo an toàn về mặt sức khoẻ.
Bước 7: Lựa chọn máy lọc nước hay giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
- Với công nghệ than hoạt tính dạng khối
Công nghệ than hoạt tính dạng khối là sự phối hợp giữa công nghệ hấp phụ với công nghệ MF, có khả năng lọc chì, thuỷ ngân, crom và các thành phần dạng khí hóa lỏng, Clo, mùi, vị, chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc khử trùng… Do vậy, nếu lựa chọn Công nghệ lọc nước than hoạt tính dạng khối làm công nghệ lọc nước chính, thì không cần làm xét nghiệm các chất nói trên, mà chỉ cần làm xét nghiệm các chất không lọc được là: các kim loại nặng như sắt, mangan, đồng, nhôm,… (loại trừ Chì, Thuỷ ngân, Crom), Nitrit, Nitrat, Amoni, Canxi, Magie (độ cứng).
Nếu hàm lượng các chất nói trên trong nguồn nước không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT thì nguồn nước hoàn toàn đủ điều kiện để lắp máy lọc nước uống đóng chai sử dụng công nghệ than hoạt tính dạng khối.
Còn nếu chỉ cần có chất nào mà có hàm lượng vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT, thì nguồn nước không đủ điều kiện để lắp máy lọc nước uống đóng chai sử dụng công nghệ than hoạt tính dạng khối. Trong trường hợp này, nếu muốn lắp máy lọc nước uống đóng chai sử dụng công nghệ than hoạt tính dạng khối, thì cần có biện pháp để làm giảm hàm lượng của các chất bị ô nhiễm đó xuống dưới giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT.
- Với công nghệ thẩm thấu ngược (RO)
Công nghệ thẩm thấu ngược (hay công nghệ RO) là công nghệ mạnh về lọc khoáng (làm mềm nước), khử kim loại nặng (trừ asen hoá trị ba). Do vậy, nếu lựa chọn công nghệ RO làm công nghệ lọc nước chính thì thì không cần làm xét nghiệm các chất nói trên, mà chỉ cần làm xét nghiệm các chất mà công nghệ RO không xử lý được, hoặc xử lý hiệu suất rất thấp là: các thành phần dạng khí hóa lỏng, Clo, mùi, vị, chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc khử trùng… Nitrit, Nitrat, Amoni.
Nếu hàm lượng các chất nói trên trong nguồn nước không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT thì nguồn nước hoàn toàn đủ điều kiện để lắp máy lọc nước uống đóng chai sử dụng công nghệ RO.
Còn nếu chỉ cần có chất nào mà có hàm lượng vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT, thì nguồn nước không đủ điều kiện để lắp máy lọc nước uống đóng chai sử dụng công nghệ RO. Trong trường hợp này, nếu muốn lắp máy lọc nước uống đóng chai sử dụng công nghệ RO, thì cần có biện pháp để làm giảm hàm lượng của các chất bị ô nhiễm đó xuống dưới giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 01:2009/BYT.
- Hướng lựa chọn của Koro
Công nghệ RO có rất nhiều nhược điểm so với công nghệ than hoạt tính dạng khối như:
- Chi phí xét nghiệm tốn kém. Để xét nghiệm hết tất cả các chất mà màng RO không lọc được phải tốn gần 50 triệu đồng.
- Nước lọc ra là nước khử khoáng, mất hết các khoáng chất có ích cho cơ thể. Nếu có bù khoáng cũng không tốt bằng khoáng thiên nhiên, lại thêm khả năng tái nhiễm khuẩn ở lõi bù khoáng. Việc bù khoáng sau đó của các máy RO hầu như chỉ mang yếu tố tâm lý, chứ không thể bù đắp được những mất mát của những các nguyên tố vi lượng, đa lượng đó ở trong nước (Vui lòng tham khảo thêm tài liệu số 7 và 8 trong PHỤ LỤC 02).
- Người sử dụng dễ bị uống nhằm nước bẩn do quên thay lõi
- Kết cấu phức tạp, khó thay lõi, dễ hư hỏng vặt
- Tốn điện, tốn nước thải, và có thể phải cần có bình chứa
- Năng suất thấp
Do vậy, trừ những trường hợp đặc biệt, Koro sẽ tư vấn khách hàng sử dụng công nghệ RO làm công nghệ lọc nước chính, còn phần lớn các trường hợp Koro đều tư vấn khách hàng sử dụng công nghệ chính là Công nghệ than hoạt tính dạng khối, bởi những tính chất ưu việt của nó so với công nghệ RO.
- Những điều cần lưu ý
a – Nếu làm xét nghiệm các kim loại nặng như Sắt, Mangan, đồng, nhôm, (loại trừ Chì,
Thuỷ ngân, Crom), Nitrit, Nitrat, Amoni, Canxi, Magie (độ cứng) thì kết quả xét nghiệm chỉ phù hợp cho máy lọc nước sử dụng công nghệ than hoạt tính dạng khối, mà không phù hợp với máy lọc nước sử dụng công nghệ RO.
b – Nếu làm xét nghiệm các chất: Nitrit, Nitrat, Amoni, 23 chất hữu cơ, 31 chất thuộc nhóm hoá chất (thuốc) bảo vệ thực vật, 16 chất thuộc nhóm hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ, thì kết quả xét nghiệm chỉ phù hợp cho máy lọc nước sử dụng công nghệ RO, mà không phù hợp với máy lọc nước sử dụng công nghệ than hoạt tính dạng khối.
c – Mục đích của việc xét nghiệm không phải là để kiểm tra và hiểu về chất lượng nguồn nước nhà Quý khách, mà là để xem xét xem trong nguồn nước nhà Quý khách có phát sinh những chất ô nhiễm nào mà công nghệ lọc nước được chọn sẽ không lọc được hay không? Nếu có phát sinh một trong những chất ô nhiễm trong danh sách những chất ô nhiễm đó thì Koro sẽ tư vấn Quý khách lắp thêm bộ tiền lọc để xử lý các chất đó.
d – Với trường hợp sử dụng công nghệ than hoạt tính dạng khối, thì phần lớn các chất, bao gồm Chì, thuỷ ngân, Crom, 23 chất hữu cơ, 31 chất thuộc nhóm hoá chất (thuốc) bảo vệ thực vật, 16 chất thuộc nhóm hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ sẽ không cần xét nghiệm, bởi vì hai lý do sau:
- Lý do thứ nhất: Chi phí để làm xét nghiệm những chất đó rất cao (gần 50 triệu đồng).
- Lý do thứ hai: những chất đó là những chất mà công nghệ than hoạt tính dạng khối sẽ lọc được, chỉ có điều công suất máy sẽ bị giảm xuống. Lõi mau tắc hơn, mau phải thay hơn so với công suất thiết kế. Trường hợp này ta sẽ xử lý bằng cách lắp thêm 1 bộ lọc tổng hoặc lắp thêm 1 bộ lọc than phía trước để tăng tuổi thọ cho lõi lọc tinh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể:
- Nếu lõi bị tắc trong vòng 1 tháng trở lại cho thấy nước bị ô nhiễm các chất này khá nhiều, cần phải lắp lọc tổng hoặc kết hợp thay lõi có công suất lớn hơn và bổ sung thêm bộ lọc chất hữu cơ phía trước.
- Nếu lõi bị tắc trong vòng 2 tháng – 3 tháng, cần phải thay lõi có công suất lớn hơn và bổ sung thêm bộ lọc chất hữu cơ phía trước.
- Nếu lõi bị tắc trong vòng 4 tháng trở lên, cần phải thay lõi có công suất lớn hơn hoặc bổ sung thêm bộ lọc chất hữu cơ phía trước.
- Bản chất việc xét nghiệm nước của Koro
Như đã nói ở trên, trừ những trường hợp đặc biệt, Koro sẽ tư vấn khách hàng sử dụng công nghệ RO làm công nghệ lọc nước chính, còn phần lớn các trường hợp Koro đều tư vấn khách hàng sử dụng công nghệ chính là Công nghệ than hoạt tính dạng khối, bởi những tính chất ưu việt của nó so với công nghệ RO.
Do vậy, bản chất của việc xét nghiệm nước theo quy trình mà Koro đề xuất là để xem Quý khách có cần phải bổ sung thêm các công nghệ khác, hỗ trợ thêm cho công nghệ chính là công nghệ than hoạt tính dạng khối hay không? Đây không phải là làm xét nghiệm nước đầy đủ cho Quý khách.
Không phải để giúp Quý khách đánh giá chất lượng nguồn nước nhà mình. Vì để đánh giá chất lượng nguồn nước nhà Quý khách thì cần phải làm xét nghiệm 109 chỉ tiêu. Ở đây chỉ làm xét nghiệm có 10 chỉ tiêu thôi thì làm sao đánh giá chất lượng nguồn nước nhà Quý khách được?
Koro sẽ không chịu bất cứ một trách nhiệm gì về chất lượng nguồn nước nhà Quý Khách.
Do vậy, sau này, khi sử dụng, nếu công suất giảm xuống, lõi lọc mau tắc, thì Quý khách cần phải hiểu rằng đó là do nguồn nước nhà Quý khách có nhiều chất ô nhiễm, và lõi lọc đã làm tốt chức năng của nó là lọc chất ô nhiễm cho nguồn nước nhà Quý khách, chứ không phải do lõi lọc bị hư.
PHỤ LỤC 02
TÁC HẠI CỦA CLO TRONG NƯỚC MÁY
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Việc khử trùng nước bằng clo nhằm bảo vệ sức khỏe con người và an toàn sinh thái, yêu cầu chi phí thấp, dễ sử dụng và giúp bất hoạt nhanh các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, quá trình khử trùng này có thể dẫn đến sự hình thành các sản phẩm phụ. Trong đó, Trihalomethane (THMs) được chứng minh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Vào ngày 18/01/2020, trên báo Hà nội mới có đăng bài: “Nước uống trực tiếp từ vòi tại châu Âu gây ra hàng nghìn ca ung thư”
Theo tin từ bài báo thì nguyên nhân gây ra ung thư là vì Clo (một chất được các nhà máy nước bỏ vào nước để diệt khuẩn) phản ứng với chất hữu cơ, và nó sẽ phân hủy thành chất Trihalomethane (THMs). Đây là một hợp chất gây ra ung thư cho con người. Ngoài ra nó còn có thể gây ra các căn bệnh như: rối loạn sinh sản, dị tật bẩm sinh và sảy thai. Nó đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh.
Cũng theo bài báo:
“Liên minh châu Âu (EU) đặt ra ngưỡng cho phép đối với THM trong nước máy uống trực tiếp là 100 lg/L, song bất kỳ thứ gì chứa THM vượt ngưỡng 50 lg/L đều khiến nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng ít nhất 51%. Đây là kết quả từ một nghiên cứu do Viện Sức khỏe toàn cầu Barcelona (Tây Ban Nha) thực hiện.”
Và:
“Nhóm tác giả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu 13 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất có thể giảm lượng tiếp xúc THM dưới mức trung bình của EU, thì số ca mắc ung thư bàng quang do uống nước máy trực tiếp từ vòi có khả năng giảm đến 44%”.
Cần lưu ý rằng Clo không chỉ gây hại khi ta sử dụng nước máy để nấu nướng. Mà nó còn gây hại khi ta dùng nước máy để vo gạo hay rửa thực phẩm như rau, củ, thịt cá….
Có một thí nghiệm cho thấy: khi ta ngâm một củ hành vào trong nước có pha clo, củ hành đã hút hết chất clo màu vàng vào bên trong. Điều này cho thấy, khi ta dùng nước máy để để vo gạo hay rửa thực phẩm như rau, củ, thịt cá…. Thì các chất đó (vốn là các chất hữu cơ) sẽ hút hết clo vào bên trong. Sau đó clo trong nước sẽ kết hợp với các chất hữu cơ đó để tạo ra chất Trihalomethane (THMs) gây ung thư.
Xem thí nghiệm tại: https://www.youtube.com/watch?v=e9Is8dUQbE0 (từ phút thứ 4:00 – 5:30)
Đặc biệt giờ đây, một nghiên cứu của chính phủ các nước và các nhà nghiên cứu học thuật đã bổ sung thêm bằng chứng trước đây rằng việc hấp thụ và hít thở THMs qua da liên quan đến việc sử dụng nước máy hàng ngày có thể dẫn đến nồng độ THMs trong máu cao hơn đáng kể so với chỉ uống nước.
Tỷ lệ tương đối cao trước khi hoạt động được quan sát thấy ở một số hoạt động. Ví dụ, nồng độ trong máu tăng từ 5 đến 15 lần do kết quả của việc tắm vòi hoa sen ở những người tham gia Bắc Carolina, và tăng khoảng 5 lần ở những người ở Texas. Các kết quả xác nhận rằng tắm bằng vòi hoa sen và tắm là những nguồn tiếp xúc THMs quan trọng; họ cũng cung cấp bằng chứng cho thấy các tình huống tiếp xúc THMs khác, chẳng hạn như rửa bát bằng tay và tiếp xúc với hơi nước của người chung sống, cũng có thể quan trọng.
Điều này có nghĩa là việc tắm rửa bằng nước máy có thể cũng không an toàn.