Chúng ta có thể ví von: Nếu Tâm là đôi mắt thì Ý là đôi chân. Nếu Tâm là ngọn hải đăng thì Ý là người thuyền trưởng. Nếu Tâm là người kiểm soát không lưu thì Ý là người phi công. Vậy Ý là gì? Vì sao Ý lại được mô tả như một...
Chúng ta có thể ví von: Nếu Tâm là đôi mắt thì Ý là đôi chân. Nếu Tâm là ngọn hải đăng thì Ý là người thuyền trưởng. Nếu Tâm là người kiểm soát không lưu thì Ý là người phi công.
Vậy Ý là gì? Vì sao Ý lại được mô tả như một người đầy quyền lực thế kia?
Trong bí kíp trọn gói của Koro thì Ý là yếu tố đứng giữa, xâu chuỗi giải pháp Tâm với các giải pháp khác (Khí, Nước, Dinh Dưỡng). Vậy Ý có vai trò và tác dụng gì? Ý là tự nhiên mà có hay cần phải luyện tập để nâng cao? Mời các bạn cùng tìm hiểu về Ý trong bài viết của Koro nha!
I. Ý là gì? Những yếu tố chi phối đến sự hoạt động của Ý
1. Ý là gì? mối quan hệ của Ý và Tâm
Ý là yếu tố đóng vai trò lựa chọn, ra quyết định, tác động, điều khiển, dẫn dắt mọi hoạt động của chúng ta trong cuộc sống và tạo ra những sự nỗ lực, cố gắng ở bên trong chúng ta. Ngoài ra, Ý còn dẫn dắt cảm xúc, cảm giác,, suy nghĩ, nhận thức, dẫn dắt việc tạo dựng và nuôi dưỡng các thói quen, niềm tin, thành kiến, và những mặc định…. Nghĩa là Ý đóng vai trò dẫn dắt việc tạo dựng và nuôi dưỡng các phẩm chất của Tâm
Xưa nay, Ý là yếu tố ít được nhắc đến trong các giải pháp nói chung, chứ không riêng gì giải pháp covid. Tuy nhiên, Ý lại là yếu tố quyết định, nó liên quan đến việc chúng ta lựa chọn làm hay không làm điều gì.
Trong bộ giải pháp chiến thắng covid, chúng ta thường hay nghĩ rằng việc ăn uống món gì, theo giải pháp này hay giải pháp khác… Thật ra sự lựa chọn theo giải pháp nào, làm những gì đều do Ý quyết định.
Ví dụ: khi chúng ta uống nước thì bên trong mình có 1 cái Ý, chính cái Ý này điều phối quá trình uống nước của mình. Chúng ta quyết định uống nước, hoặc quyết định ăn, hoặc quyết định không ăn, ẩn sâu phía sau hành động của chúng ta đều là Ý.
Nếu chúng ta ví Tâm như ngọn hải đăng thì Ý là người thuyền trưởng. Ngọn hải đăng chiếu sáng đường đi cho mình, nhưng người thuyền trưởng sẽ quyết định đi theo ngọn hải đăng, hay không theo hải đăng.
Hoặc nếu chúng ta ví Tâm như đôi mắt thì Ý là đôi chân. Tâm như đôi mắt sáng, hướng dẫn Ý đi tới, đi lui, rẽ trái hay rẽ phải. Nhưng Ý lại là người quyết định rẽ trái hay phải, đi tới hay đi lui. Ý quyết định có nghe theo sự hướng dẫn của Tâm hay không.
Ngoài ra, Ý còn có vai trò quyết định đối với Tâm. Trong buổi livestream trước Koro đã có chia sẻ đến các bạn về 2 xu hướng của Tâm (nhận biết rõ thực tế và ảo tưởng). Việc Tâm theo xu hướng nào, lại do Ý quyết định.
Điều này cũng tương tự như tình huống một người mù có chân cõng một người sáng mắt nhưng bị cụt chân.
Anh sáng mắt nhìn thấy đường đi, thấy phía trước có vật cản sẽ thông báo cho anh mù. Khi anh mù nghe thông điệp từ anh sáng mắt báo lại, anh mù có thể đi theo chỉ dẫn đó, cả 2 anh phối hợp với nhau để cùng đi. Tuy nhiên, anh mù có quyền đi theo hoặc không đi theo sự chỉ dẫn của anh sáng mắt. Và anh mù cũng quyết định cho anh sáng mắt được nhìn thấy gì? Bởi vì, anh sáng mắt chỉ nhìn thấy được những nơi mà anh mù đi tới.
Tâm giống như anh chàng sáng mắt nhưng cụt chân, Ý giống như anh chàng có chân nhưng bị mù. Tâm nhìn thấy đường đi và chỉ đường cho Ý. Nhưng đi theo cách nào? Thì Ý có toàn quyền quyết định và lựa chọn. Và Ý đi tới đâu, thì Tâm mới nhìn thấy được cảnh ở đó.
Với cơ thể chúng ta, Tâm là đôi mắt nhìn thấy rõ các vấn đề, những vùng đau…từ đó đưa ra những chỉ đạo cho Ý thực thi việc chữa bệnh, giải quyết vấn đề. Nhưng người thực thi chính là Ý. Ý có thể làm theo chỉ dẫn của Tâm, hay không theo chỉ dẫn của Tâm.
Ví dụ: Khi chúng ta nghe bộ giải pháp của Koro cảm thấy hay quá, nhưng chúng ta không quyết định hành động, không lựa chọn tìm hiểu, không lựa chọn làm theo, thì việc nghe đó cũng không mang lại ý nghĩa gì.
Vai trò của Ý vô cùng quan trọng trong bộ giải pháp 5 yếu tố. Ý giống như đầu tàu của cả con tàu, đầu tàu đi về đâu sẽ kéo nguyên đoàn tàu theo đó. Đoàn tàu chính là những hành động của chúng ta, bao gồm các hành động bên ngoài (lời nói, thân thể…) và các hành động bên trong (nhận lãnh, tư duy, suy nghĩ, tìm kiếm, quan sát…). Ý dẫn đi đâu thì hành động sẽ theo đó. Ý lựa chọn theo hướng nào thì hành động cũng theo hướng đó.
Thật vậy, Ý là yếu tố khiến chúng ta từ lý thuyết đến hành động. Nếu chúng ta nghe nhiều, biết nhiều nhưng không hành động thì cũng không có giá trị gì cả. Để chúng ta phát sinh hành động thì phải có Ý quyết định, Ý lựa chọn và Ý dẫn dắt hành động đó.
2. Những yếu tố chi phối đến sự hoạt động của Ý
Ý vừa chịu sự chỉ đạo của Tâm, vừa chịu nhiều sự chi phối từ các yếu tố phẩm chất của Tâm, như cảm xúc, cảm giác, thói quen, suy nghĩ, nhận thức, niềm tin, thành kiến…và Ý trước đó.
Ví dụ: khi chúng ta bị đau ở tay, chúng ta cố gắng quên đi, hướng Ý sang đối tượng khác, nhưng mà tay đau quá, nó sẽ kéo Ý ngược trở lại. Tâm kéo Ý đi chỗ khác để quên cơn đau, nhưng cơn đau kéo Ý bật ngược trở về cơn đau. Đây là ví dụ Ý bị chi phối bởi cảm giác.
Chính vì vậy, Ý có 2 lựa chọn hoạt động là: tự do và theo lập trình. Lựa chọn tự do là khi Ý hoạt động theo sự chỉ đạo của Tâm. Lựa chọn lập trình là khi Ý hoạt động theo sự tác động của các yếu tố phẩm chất của Tâm.
Ví dụ: Ý có xu hướng lập trình nghe theo những tác động từ cảm xúc, cảm giác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể lựa chọn thoát ra khỏi sự ảnh hưởng đó.
Trong cuộc sống chúng ta thường có 2 khuynh hướng hành động là hành động theo lý trí và hành động theo bản năng.
Hành động theo lý trí là khi Ý lựa chọn làm theo sự chỉ đạo của Tâm. Tâm nhận biết đâu là đúng? đâu là sai? đâu là phải? đâu là quấy? đâu là có lợi cho bản thân? đâu là có hại cho bản thân? rồi từ đó đưa ra những chỉ dẫn cho Ý dẫn dắt hành động theo hướng làm những điều đúng, điều phải, điều có lợi cho bản thân. Khi Ý lựa chọn làm theo sự chỉ đạo của Tâm là khi đó ta hướng về làm những điều mà ta thấy nên làm, cần làm, phải làm, vì đó là những điều đúng, những điều phải, những điều có lợi cho bản thân.
Hành động theo bản năng chính là khi Ý hoạt động theo sự tác động của các yếu tố phẩm chất của Tâm. Thường, nếu để tự nhiên thì tại một thời điểm, yếu tố nào tác động mạnh, Ý sẽ hoạt động theo sự chi phối của yếu tố đó. Các hoạt động của chúng ta trong trường hợp này có thể là những điều sai, điều quấy hoặc những điều có hại cho bản thân, và thường hướng về giải toả căng thẳng, giải tỏa cảm xúc, hay theo những thói quen được lập trình từ trường.
Xu hướng đa số hiện nay, khi chúng ta có lý trí mạnh, làm việc theo chỉ đạo của Tâm thì thường đổi lại các áp lực, căng thẳng. Còn khi chúng ta làm theo cảm xúc, theo ý mình thích, theo bản năng thì ít bị stress, ít áp lực, nhưng đổi lại công việc không hiệu quả. Thật ra theo xu hướng nào cũng đều không ổn.
II. Vai trò của Ý trong bộ bí kíp chiến thắng covid
Trong bộ bí kíp trọn gói giúp chúng ta chiến thắng covid thì Ý có vai trò lựa chọn và ra quyết định.
- Ý điều khiển Tâm xem xét lại bộ giải pháp này, xem có hợp lý không? có tính khoa học hay không? có lợi cho mình hay không.
- Ý lựa chọn thực hiện bộ giải pháp 5 bí kíp này (chứ không phải chỉ dừng lại ở chỗ đọc thấy hay nhưng không làm theo). Khi Tâm tự thấy theo hướng rõ biết rằng giải pháp này thực sự mang lại lợi ích cho mình thì Ý sẽ quyết định làm theo hay không làm theo.
Điều quan trọng nhất trong bộ giải pháp chiến thắng covid, thậm chí quan trọng nhất đối với tất cả các giải pháp khác về sức khoẻ, đó là Ý vẫn luôn dẫn đầu trong tất cả mọi hành động thực thi giải pháp. Vì Ý có vai trò đưa ra các quyết định, lựa chọn, làm gì hay không làm gì, tìm hiểu hay bỏ qua…
Ví dụ: Khi đọc báo Tuổi Trẻ thấy có 1 giải pháp hay, Ý lựa chọn có làm theo hay không, sau đó Ý lựa chọn có mua sản phẩm đó không, mua về Ý tiếp tục lựa chọn có sử dụng hay không.
Mỗi hành động của chúng ta đều đang bị chi phối bởi Ý, đôi khi chúng ta còn không ý thức để làm rõ điều này. Vậy nên Ý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ giải pháp giúp chiến thắng Covid-19.
III. Nâng cao năng lực ra quyết định của Ý
Khi chúng ta phân vân giữa các lựa chọn, đó là bởi vì chúng ta không thấy rõ, giống như mù mắt nên thấy cái nào cũng giống như cái nào, không biết phải chọn sao. Có thể chúng ta chưa đủ thông tin để ra quyết định, vậy nên chúng ta đừng cố gắng bắt ép bản thân phải quyết định mà hãy tìm hiểu thêm thông tin.
Cũng có thể lúc đó chúng ta chưa thật sự biết rõ mình muốn gì, đồng thời chúng ta cũng chưa biết rõ con đường nào, mỗi lựa chọn sẽ dẫn mình đến đâu. Vậy thì đầu tiên chúng ta cần xác định rằng mình chưa biết rõ việc đó như thế nào, nên mình chưa thể ra quyết định. Sau đó, chúng ta cần phải làm rõ mục tiêu mình mong muốn, đồng thời mỗi lựa chọn, mỗi quyết định có giúp mình đạt được mục tiêu hay không. Từ đó mới có cơ sở lựa chọn.
Koro chia sẻ giải pháp cốt lõi để nâng cao năng lực quyết định của Ý như sau:
Đầu tiên: Ý cần quyết định lựa chọn Tâm hướng theo sự thật (chứ không theo chủ quan của mình nữa), nhận thức theo sự thật. Sau đó phải hướng Ý của mình đến chỗ thoát khỏi sự chi phối của các cảm xúc, cảm giác, thói quen, suy nghĩ, nhận thức, niềm tin, thành kiến..là các phẩm chất của Tâm.
Khi giải quyết vấn đề cần hướng Tâm đến tầm nhìn xa hơn, biết rõ điều mình muốn, biết rõ từng con đường sẽ dẫn chúng ta đi đâu, về đâu.
Tiếp theo: Khi có tầm nhìn và biết cách làm rồi, chúng ta cần có 1 sự lựa chọn làm theo nữa. Đây là quyết định thuộc về Ý.
Khi chúng ta “không lựa chọn gì” thì thực chất chúng ta đang lựa chọn theo sự chi phối của các cảm xúc, cảm giác, thói quen, suy nghĩ, nhận thức, niềm tin, thành kiến, hướng về sự dễ chịu, chứ không nghiêm túc xem xét lựa chọn điều gì có lợi cho bản thân.
Tóm lại, chúng ta cần có 2 lựa chọn quan trọng nhất để nâng cao năng lực ra quyết định của Ý:
+ Lựa chọn tôn trọng sự thật, không lừa dối bản thân.
+ Lựa chọn cuộc sống theo hướng đưa Ý thoát khỏi chi phối của các phẩm chất Tâm.
IV. Năng lực và xu hướng của Ý
Cũng như các yếu tố khác, Ý cũng có năng lực và xu hướng riêng. Xét về năng lực của Ý thì chúng ta sẽ thấy có các loại như sau:
– Năng lực Hội tụ (tập trung) hoặc Phân tán: Năng lực này để chỉ khả năng hội tụ của Ý càng mạnh thì sức mạnh của Ý càng cao. Ngược lại, khả năng hội tụ càng yếu, tức là Ý bị phân tán thì sức mạnh của Ý càng giảm.
– Năng lực Làm chủ Ý hoặc Không làm chủ Ý: Năng lực này để chỉ khả năng làm chủ của Ý, tức là chúng ta xem xét Ý trước có làm chủ Ý được Ý sau hay không.
Bên cạnh năng lực thì chúng ta có thể quan sát thêm để thấy rằng, Ý cũng có 2 xu hướng:
– Xu hướng tiêu cực, chủ quan: Tức là Ý có khuynh hướng dẫn Tâm nhận biết theo ý chủ quan của mình, không theo sự thật khách quan. Ngoài ra còn dẫn dắt những suy nghĩ theo hướng tiêu cực: nghĩ xấu về bản thân và người khác, tự mình lừa dối bản thân. Từ đó tạo ra các cảm xúc tiêu cực bên trong chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy bi quan, chán đời, tiêu cực, stress.
– Xu hướng tích cực, khách quan: Tức là Ý có khuynh hướng dẫn Tâm nhận biết theo sự thật khách quan, mà không theo ý chủ quan của mình,. Ngoài ra còn dẫn dắt những suy nghĩ theo hướng tiêu cực: nghĩ tốt về bản thân và người khác, thành thật với bản thân. Từ đó tạo ra các cảm xúc tích cực bên trong chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy lạc quan, vui tươi, yêu đời.
V. Các giải pháp về Ý:
Thông thường, Ý bên trong chúng ta hay có khuynh hướng tiêu cực, chủ quan và cảm tính. Do đó, để giúp cho Ý có thể hướng về sự tích cực, khách quan thì Koro chia sẻ với các bạn các giải pháp như sau:
+ Đầu tiên, chúng ta cần Nhận biết được Ý, để biết Ý là cái gì. Bước này chúng ta cần tập luyện các bài tập nâng cao sự nhận biết.
+ Sau đó, chúng ta cần Giải thoát Ý khỏi sự chi phối của các phẩm chất Tâm, làm chủ Ý. Bước này chúng ta cần các bài tập luyện để nâng cao năng lực của Ý (năng lực hội tụ và năng lực làm chủ Ý).
+ Cuối cùng, chúng ta cần Sử dụng Ý để đưa ra các quyết định phù hợp, hướng Ý vào việc giải quyết vấn đề.
Thật ra xu hướng tiêu cực, chủ quan là bởi vì trước giờ chúng ta để cho bộ máy cơ thể chạy tự động một thời gian quá lâu, xu hướng tiêu cực phát sinh từ các thói quen, phẩm chất của Tâm (những niềm tin, suy nghĩ, nhận thức cũ), bây giờ chúng ta quay lại làm chủ bộ máy này thì cần rèn luyện năng lực nhiều hơn.
VI. Các bài tập luyện Ý
Bộ bí kíp của Koro giống như phân rã chúng ta ra từng phần rất nhỏ để giải quyết vấn đề trên từng thành phần nhỏ đó. “Mình” là tập hợp bao gồm rất nhiều thành tố bên trong, nhưng có thể hiểu được và giải quyết được. Chứ “Mình’ không phải là “1 khối” khó hiểu và bất lực.
Chúng ta có thể luyện tập để nâng cao năng lực trong từng thành phần cơ thể, hôm nay Koro chia sẻ với các bạn một số bài tập để nâng cao năng lực về Ý nha.
1. Bài tập Nhận biết Ý
- Thông qua hình ảnh: Tập trung nhìn vào dấu cộng
- Thông qua âm thanh: nghe 3 video clip cùng lúc và tập trung ghi lại chính xác nội dung của 1 clip.
- Hội tụ Ý: Tập trung nhìn vào dấu cộng càng lâu càng tốt (tối thiểu 5 phút)
- Phân tán Ý: Nhìn vào bức hình nhưng không nhìn vào dấu cộng
2. Bài tập Giải thoát Ý (làm chủ Ý)
- Tập luyện sự làm chủ Ý
- Tập luyện sự buông thả Ý (Từ bỏ sự chỉ đạo của Tâm đối với Ý, cho Ý được tự do hoạt động một cách tự nhiên).
- Giải thoát Ý khỏi sự chi phối của những mặc định, niềm tin, quan điểm, lập trường, nhận thức, hiểu biết… ở bên trong Tâm mình. Để cho Ý được tự do hoạt động theo sự tự nhiên của nó.
Đây là các bài tập nâng cao rất khó nên Koro chỉ giới thiệu chứ không hướng dẫn thực hành trên livestream được. Các bạn có quan tâm muốn luyện tập các bài tập này thì hãy liên hệ Koro nha.
* Bài tập luyện sự cảm nhận địa phương:
- Cảm nhận các bộ phận trên cơ thể mình (đầu ngón tay, chân, tay, bụng, ngực…)
- Lắng nghe cơ thể, cảm nhận các vùng đang bị đau, khó chịu ở bên trong. Duy trì sự tập trung vào các vùng đau tối thiểu 5 phút, mỗi ngày làm vài lần giúp điều trị bệnh, gia tăng sức khỏe.
- Phát những thông tin tích cực cho cơ thể mình và cho thức ăn, nước uống trước khi nạp vào cơ thể.
3. Bài tập sử dụng Ý đưa ra các quyết định phù hợp
+ Hãy lựa chọn tôn trọng sự thật, từ bỏ lừa dối bản thân và từ bỏ nhận thức theo ý mình.
+ Hãy đầu tư thời gian luyện Tâm.
+ Hãy xem xét lại những vấn đề, cảm xúc tiêu cực.
+ Hãy lắng nghe cơ thể, rà soát các vùng đau trong cơ thể.
+ Hãy xem xét và tự làm rõ về các bí kíp của Koro xem có phù hợp ko, có cơ sở khoa học hay ko.
+ Hãy đăng ký học lớp Năng lượng sinh học của thầy Lai để hỗ trợ khai mở luân xa.
+ Hãy tham dự khóa Đi tìm cái Tôi trên Ngược Chiều TV.
LỜI KẾT
Ý và Tâm là 2 yếu tố vô cùng quan trọng bên trong chúng ta mà xưa nay mình ít khi quan tâm đến. Ý giống như người mù có chân, Tâm giống như người sáng mắt cụt chân. Ý sẽ hướng Tâm đến chỗ nào, nhìn thấy cái gì, là do Ý quyết định hết. Khi Tâm của chúng ta nhận biết thực tế thì nó sẽ chỉ đạo cho Ý nên làm những gì.
Các giải pháp về Ý sẽ quyết định chúng ta có thực thi các giải pháp về Tâm hay không. Mặc dù Tâm chỉ đạo Ý nhưng suy cho cùng thì Ý lại quyết định Tâm.
Ý luôn dẫn dắt mọi hành động của ta, chính các hành động đó giúp chúng ta chiến thắng covid.
Tuy nhiên, ko phải Ý dẫn dắt hành động nào cũng có thể chiến thắng covid. Vấn đề là Ý phải ra được các quyết định đúng đắn, dẫn dắt các hành động đúng thì mới giúp chúng ta chiến thắng covid được.